Close Country List

Guide | May 31, 2022

Private Cloud Là Gì?

Private Cloud là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế của mô hình điện toán đám mây này như thế nào? Đây là thắc mắc mà nhiều khách hàng đang tìm kiếm một dịch vụ lưu trữ cho doanh nghiệp của mình. Để trả lời thắc mắc trên, bạn đọc hãy cùng SmartOSC tìm hiểu những thông tin chi tiết về Private Cloud qua bài viết dưới đây:

 

Private cloud là gì?

 

 

Private cloud la gi?

Private cloud là gì?

 

Theo viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST – National Institute of Standards & Technology), Private Cloud (tạm dịch: đám mây riêng) được định nghĩa như sau:

“Private Cloud là mô hình điện toán đám mây. Trong mô hình này, hạ tầng đám mây thuộc sở hữu bởi một tổ chức và phục vụ cho những người dùng nằm trong tổ chức đó. Private Cloud có thể được vận hành bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức sở hữu Private Cloud (tại bên thứ ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là một bên thứ tư).”

Hiểu đơn giản, Private Cloud là các dịch vụ đám mây ảo riêng được phân phối từ trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp đến với người dùng nội bộ thay vì công khai hoặc internet. Mô hình đám mây này mang lại tính bảo mật và độ riêng tư cao hơn nhờ vào hệ thống tường lửa, đảm bảo dữ liệu nhạy cảm và các hoạt động của công ty không bị truy cập bởi nhà cung cấp bên thứ ba.

Private Cloud cũng có thể được kết hợp với các Public Cloud (đám mây công cộng) để tạo ra một đám mây lai (Hybrid cloud). Vì thế, mô hình này cũng chứa những đặc tính self-service, có thể giãn nở và mở rộng linh hoạt.

 

Cách thức hoạt động của Private cloud là gì?

 

 

Cách thức hoạt động của Private cloud là gì?

Cách thức hoạt động của Private cloud là gì?

 

 

Một hệ thống Private cloud có thể được đặt ở Datacenter của khách hàng hoặc Datacenter của nhà cung cấp dịch vụ. Để hệ thống này hoạt động ổn định, doanh nghiệp của bạn cần đảm bảo đủ 3 yếu tố sau: 

  • Applications: Chất lượng của các phần mềm có thể được hỗ trợ hoặc phá hủy giải pháp cloud của doanh nghiệp. Do đó, ứng dụng cần được quản lý từ portal bởi nhà cung cấp dịch vụ cloud. Bên cạnh đó, hệ thống cũng cần phải được scale up nếu ứng dụng cần nhiều resource.
  • Service management và automation: Là trình quản lý các dịch vụ và hệ thống tự động hóa, đây là các tính trọng nhất trong hệ thống đám mây. Mỗi hoạt động đều mang tính đồng bộ, lặp lại và được ghi nhận để giữ platform được thống nhất hoàn toàn. Tất cả máy chủ cần được đồng nhất với nhau để cho ra kết quả chung theo đúng kế hoạch ban đầu.  Dịch vụ đám mây không thể hoàn thành được nếu như không có giải pháp Service Management đúng đắn. 
  • Organization: Các tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc thay đổi từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ đám mây.

 

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng Private cloud là gì?

 

Bảo mật và quyền riêng tư cao

 

Với kiến trúc được xây dựng độc lập riêng cho người dùng, những hoạt động trên máy chủ ảo dùng riêng Private cloud này không để công cộng, cũng như không có sẵn. Vì vậy tài nguyên được chia sẻ hoàn toàn riêng biệt, do vậy hệ thống đám mây riêng đảm bảo tính riêng tư và bảo mật cao.

 

Cơ sở hạ tầng độc lập

 

Được xây dựng trên cụm máy chủ vật lý riêng, Private Cloud độc lập về cơ sở hạ tầng nên sẽ hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng từ những người dùng khác.

 

Kiểm soát nhiều hơn

 

So với nền tảng đám mây công cộng, đám mây riêng có quyền kiểm soát hơn đối với phần cứng và nguồn tài nguyên của bạn vì chúng chỉ được truy cập trong một tổ chức.  

 

Linh hoạt và ổn định

 

Doanh nghiệp có toàn quyền về quản lý như chủ động mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên, cài đặt những ứng dụng, phần mềm,… tùy theo nhu cầu sử dụng. Số lượng máy chủ nhiều sẽ đảm bảo dịch vụ hoạt động mạnh mẽ và ổn định.

 

Hiệu quả về chi phí 

 

Tài nguyên dịch vụ đám mây riêng mặc dù  không hiệu quả về chi phí như là tài nguyên đám mây công cộng nhưng mang lại hiệu quả tốt hơn. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư phần cứng, thiết bị, license.

 

 

 

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng Private cloud là gì?

Lợi ích và hạn chế khi sử dụng Private cloud là gì?


Bên cạnh những lợi thế máy chủ ảo riêng mang lại cho doanh nghiệp, Private Cloud cũng có một số hạn chế nhất định như sau:

 

  • Doanh nghiệp sẽ phải tự thao tác quản lý, bảo trì và nâng cấp các trung tâm dữ liệu nên cần phải có nhân sự chuyên môn cao về mảng này để xử lý.
  • Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí tốn kém để làm mới các máy chủ sau một thời gian sử dụng.
  • Private Cloud chỉ có thể “mở rộng” trong phạm vi dung lượng của tài nguyên lưu trữ nội bộ cho phép nên khả năng mở rộng vẫn còn hạn chế.
  • Đám mây riêng giới hạn khu vực hoạt động nên chỉ có thể truy cập cục bộ và khó có thể nâng mức triển khai lên toàn cầu.

SmartOSC - Đơn vị cung cấp Giải pháp Private Cloud

 

Private Cloud được xem là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp cấp cao, có dòng tiền cố định cần các lựa chọn về khả năng lưu trữ có thể mở rộng và độ bảo mật cao. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp Private Cloud, SmartOSC tự hào là một trong những đơn vị doanh nghiệp uy tín với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ máy chủ áo cam kết mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách, cụ thể:

 

  • SmartOSC sẽ luôn cấp quyền quản trị cho người dùng ở mức cao nhất mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc hệ thống.
  • Luôn chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng cần thiết khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi quy mô dịch vụ.
  • Đa dạng hình thức triển khai giúp doanh nghiệp có những sự lựa chọn phù hợp với đối tượng và quy mô, bao gồm:Private Cloud; Private Cloud lai với Public Cloud hoặc Private Cloud lai với máy chủ vật lý.


Nếu quý khách hàng còn bất kỳ điều gì băn khoăn về Private Cloud, hãy  liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của SmartOSC hoặc để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

This site uses cookies. To see how cookies are used, please review our cookie policy.

If you agree to our use of cookies, please continue to use our site, more information.